Tương tự như khi bạn đi mua một chiếc xe tải F-150, nhân viên sẽ hỏi bạn muốn mua phiên bản của Ford, Chevy hay Dodge. Quay lại với card đồ họa, ví dụ nếu bạn tìm nhanh từ khóa card đồ họa, hàng trăm thương hiệu sẽ xuất hiện đi kèm nhiều mức giá khác nhau. Vậy ưu tiên của bạn khi chọn mua card đồ họa là thế nào? Có hay không nên ưu tiên lựa chọn hãng sản xuất card đồ họa?
Tại sao lại có các hãng sản xuất khác nhau?
Trường hợp này cũng tương tự như khi bạn đi mua một chiếc xe tải F-150, nhân viên sẽ hỏi bạn muốn mua phiên bản của Ford, Chevy hay Dodge. Quay lại với card đồ họa, ví dụ nếu bạn tìm nhanh từ khóa NVIDIA GeForce GTX 1070 trên các trang bán hàng trực tuyến, bạn sẽ thấy hàng loạt các mẫu của EVGA, MSI, Zotac, ASUS, Gigabyte hay các nhà sản xuất khác. Dĩ nhiên, điều này cũng xảy ra với các mẫu card đồ họa AMD Radeon. Và dù chúng có thiết kế rất khác biệt, thế nhưng, hầu như chúng đều có cùng một khả năng.
Thực ra, lý do nằm ở mối quan hệ kinh doanh đặc biệt trong thị trường GPU. Ngoài việc NVIDIA và AMD bán trực tiếp những con chip của họ đến các nhà sản xuất điện tử, từ các máy tính laptop và desktop cho đến máy chơi game console, điện thoại di động hay thậm chí là xe hơi, họ còn bán cho các công ty sản xuất card đồ họa thứ ba như EVGA hay Sapphire.
Các công ty bên thứ ba này sẽ sử dụng những con chip và bo mạch GPU, tích hợp chúng với nhiều phần bổ sung cần thiết khác như cổng xuất video, tản nhiệt, vỏ nhựa và sẽ bán chúng đến người dùng cuối thông qua đại lý như Amazon và Newegg.
Cơ bản, sẽ chẳng cần đến công ty trung gian thứ ba. Một ví dụ điển hình chính là những chiếc card “Founder’s Edition” của NVIDIA đều được chính họ sản xuất và bán trực tiếp ra thị trường. Thế nhưng, mối quan hệ giữa các công ty thiết kế, sản xuất và bán lẻ GPU đã trở nên rất gắn liền từ những năm 1990 và tình hình này vẫn sẽ còn tiếp diễn dài dài trong tương lai.
Vậy những chiếc card đồ họa của các hãng có gì khác biệt?
Mọi hãng sản xuất card đều lấy GPU từ chung một nơi, đó chính là NVIDIA và AMD. Nhưng khi được bán ra, bạn sẽ phải cần phân biệt về sản phẩm, giá cả hay tính năng mà sản phẩm mang lại. Không có quá nhiều sự khác biệt về giá. Nếu sản phẩm của một hãng thấp hơn đáng kể so với phần còn lại, thì các hãng khác lại có xu hướng làm theo điều này, và với các chi phí như sản xuất và phân phối cơ bản, họ sẽ phải bán ra cao hơn nhằm duy trì lợi nhuận.
Vì thế, các hãng tập trung vào người dùng sẽ khác biệt hơn so với số còn lại. Một số có thể tích hợp hệ thống quạt lồng sóc (blower) hoặc quạt tản khí mở thông thường (open air), trong khi một số sẽ làm card ngắn hơn để có thể đảm bảo gắn vừa những vỏ máy tính nhỏ gọn. Số khác lại làm những chiếc card của mình trở nên bóng bẩy hơn với thiết kế quạt hầm hồ hay sử dụng hệ thống đèn bên trong. Một kỹ thuật phổ biến chính là thực hiện một vài thay đổi nhỏ về thiết kế của chiếc card, ví dụ như điều chỉnh nhỏ về xung trên GPU hoặc V-RAM của card. Các biển thể này sẽ tốn kha khá nhiều mực in trên những hộp đóng gói đi kèm GPU, với những cụm từ được sử dụng để quảng bá như “Overclocked Edition”, “FTW” hay “AMP”.
Nhưng ngoại trừ các điều chỉnh lớn, ví dụ như thiết lập sẵn hệ thống tản nhiệt nước hay thêm các mô-đun bộ nhớ bổ sung, các thay đổi này thường không có hiệu năng nhiều hơn 1 hay 2% khi so với chiếc card cơ bản. Nếu hai card đồ họa cùng chung một dòng sản phẩm của NVIDIA hay AMD, như chung mẫu, có thể gắn vừa khít vào vỏ máy tính và cắm được vào bo mạch chủ bạn đang sử dụng, thì chúng không có bất kì sự khác biệt nào lớn khi bạn chơi game. Đặc biệt là việc các hãng ép xung sẵn trong card, cũng không phải là điều mà bạn cần quá lo lắng bởi bạn sẽ đạt được kết quả ấn tượng hơn nhiều bằng cách tự mình thực hiện.
Những thay đổi nào mới thực sự quan trọng?
Vậy những thay đổi nào mới thực sự quan trọng? Cơ bản, độ dài của chiếc card chắc chắn là một điều quan trọng, đặc biệt là trong trường hợp bạn đang tìm kiếm thứ gì đó cao cấp. Nếu bộ vỏ máy tính của bạn quá nhỏ để giữ card thì độ nhanh của nó sẽ chẳng còn quan trọng nữa. Một điều dễ hiểu, nếu nhà sản xuất thiết kế bộ tản nhiệt hai hay ba quạt, chắc chắc chiếc card sẽ dài hơn, và ngược lại, sẽ ngắn hơn đối với những chiếc được thiết kế cho các dàn máy Mini-ITX.
Độ dài khoảng trống dành cho GPU sẽ thường được ghi sẵn trong trang thông số của bộ vỏ PC. Nếu bạn không thể tìm thấy chúng, bạn có thể mở bộ vỏ này ra và tự đo khoảng trống từ mặt sau cho đến mặt trước gần khe PCI-E có trên bo mạch chủ. Độ dài của chiếc card cũng sẽ được hãng liệt kê trên trang thông số kỹ thuật của nó, tuy nhiên, bạn sẽ phải đảm bảo vị trí đặt bộ nguồn cấp. Nếu chiếc card của bạn vừa khít trên thông số, nhưng những sợ dây cáp nằm ở mặt sau bị tăng thêm, thì nó sẽ không còn khớp nữa.
Một chiếc card có kích thước ngắn hơn sẽ vừa vặn với nhiều loại vỏ PC hơn
Sự khác nhau giữa quạt lồng sóc (blower) và quạt tản khí mở thông thường (open air) là không lớn, nhưng sẽ quan trọng nếu bộ vỏ máy tính của hệ thống luồng thông khí thấp. Dĩ nhiên, nếu bạn ưu tiên một cỗ máy hoạt động yên lặng hơn, bạn có thể mua chiếc card tích hợp sẵn tản nhiệt nước nhưng có mức giá đắt đỏ hơn. Nếu bạn dự định sẽ sử dụng một bộ tản nước riêng của mình sau khi mua sắp các linh kiện phần cứng, bạn sẽ phải cần đến một bộ block tản custom mắc tiền. Nó sẽ thay thế toàn bộ hệ thống tản nhiệt khí ban đầu của linh kiện.
Một thay đổi khác có thể tăng hiệu năng đáng kể chính là bổ sung RAM. Một số card có thể chứa thêm các mô-đun RAM GDDR bổ sung và các nhà sản xuất thứ cấp sẽ tích hợp tẳng chúng vào PCB. Với nhiều VRAM hơn, chiếc card có thể xử lý nhiều thông tin hơn trong bộ nhớ cục bộ, ví dụ như texture có độ phân giải cao hơn hay nhiều tập tin game engine hơn. Điều này có thể giúp hiệu năng card tăng đáng kể và thời gian tải sẽ nhanh hơn. Bổ sung RAM không xuất hiện trên mọi card, nhưng nếu một nhà sản xuất tích hợp nó, chúng sẽ thường được in đậm trên hộp của chiếc card và sẽ được định hướng cao cấp hơn (cũng như giá cao hơn) một chút so với mẫu thông thường. Và bởi vì bộ nhớ video (VRAM) là thử không thể tự nâng cấp, thế nên, nó sẽ là một điểm khác biệt đáng kể.
Sự khác nhau thực tế: Giá, độ tin cậy và bảo hành
Nếu hai chiếc bạn bạn đang tìm kiếm chỉ khác nhau một chút về con số ép xung hay các quạt tản nhiệt thì có lẽ, mức giá chính là thứ bạn cần quan tâm lớn nhất. Và chắc chắn rồi, chiếc card rẻ hơn thì sẽ tốt hơn. Đặc biệt là nếu bạn chi khoảng 300 USD hoặc hơn để chơi những tựa game mới nhất.
Nhưng chi thêm một chút để sở hữu chiếc card đồ họa mới sẽ có thể khiến bạn an tâm thêm một chút. Hay lựa chọn một hãng đáng tin cậy hơn. Và bởi vì “đáng tin cậy” là một khái niệm mơ hồ khi chọn mua những thiết bị điện tử phức tạp như thế này, thế nên, hãy cân nhắc đến một hãng có bảo hành tốt và sự uy tín đã được xác nhận để có thể chọn thứ tốt hơn.
Hầu như các nhà sản xuất thường bảo hành những chiếc card của mình trong vòng 2-3 năm, và một số còn cho phép bạn tăng thời gian này nếu bạn đăng ký nó với một tài khoản người dùng. Thậm chí, các hãng như EVGA, XFX và Zotac còn bảo hành trọn đời khi bạn thực hiện điều này. Và đôi khi, bảo hành có thể được chuyển sang một người dùng mới nếu bạn bán chiếc card của mình cho người khác, hoặc thậm chí là bạn tự mình ép xung nó.
Thường thì bạn sẽ tìm được những điều khoản bảo hành trực tiếp trên trang bán của hãng. Nếu không có, bạn có thể gõ tên của hãng và chữ “bảo hành” (warranty) trên Google để tìm thêm các thông tin chính thức từ hãng.
Thế nên, khi bạn chọn mua một chiếc card đồ họa mới và phân vân giữa hai mẫu gần như tương tự nhau, hãy tự đưa ra các mục sau để cân nhắc. Điều này sẽ giúp bạn quyết định chọn lựa tốt hơn:
– Cả hai có phù hợp với bộ vỏ không?
– Một trong hai có mức giá rẻ đáng kể so với chiếc còn lại hay không?
– Có chiếc card nào có mức RAM cao hơn chiếc còn lại hay không?
– Những chiếc card này có thiết kế quạt tản nhiệt khác nhau hay không và liệu nó có quan trọng với bộ vỏ hay không?
– Có hãng nào cung cấp điều khoản bảo hành tốt hơn đáng kể hay không?