Tại sao ta cần chọn Workstation mà không phải một chiếc máy tính để bàn?

Bạn cần một chiếc máy tính chuyên dùng để chạy các ứng dụng khoa học, kỹ thuật. Nên chọn Workstation hay Desktop PC đây? Ta cùng đặt chúng lên bàn cân, xem cái nào sẽ xịn hơn.

 

Trước hết, máy trạm Workstation (máy trạm, máy tính trạm, máy tính Workstation) là gì và có gì đặc biệt?

Đây là loại máy tính chuyên dùng để chạy các ứng dụng khoa học, kỹ thuật. Cụ thể như trong các lĩnh vực truyền hình (làm phim 3D, biên tập phim,…), xử lý âm thanh, hình ảnh, đồ hoạ kỹ thuật  (cơ khí, kiến trúc, xây dựng,…),… Hiện nay, do thói quen dùng máy bàn và cấu hình Desktop PC cũng ngày càng được nâng cấp nên vẫn có nhiều người dùng nó để làm những việc này. Nhưng thực tế, việc sử dụng Workstation rất cần thiết.

Muốn biết máy nào xịn hơn, ta cùng đặt Workstation (máy trạm) và Desktop PC (máy tính bàn) lên bàn cân:

Sự thật, Workstation có hiệu năng cao và độ ổn định vượt xa máy bàn thông thường, đặc biệt về CPU, đồ hoạ, lưu trữ và khả năng xử lý đa nhiệm. Nó được tối ưu hoá cho việc xử lý các loại dữ liệu phức tạp như các bản vẽ 3D trong cơ khí, các mô phỏng trong thiết kế, vẽ và tạo ra các hình ảnh động, các logic toán học. Để chứng minh điều đó và cho mọi người hiểu chi tiết hơn, hình ảnh minh hoạ dưới đây sẽ đưa ra chi tiết các chỉ số của máy trạm hoàn toàn vượt trội hơn máy bàn.

 

Tìm hiểu những khái niệm trên:

  1. ECC Memory và Non-ECC Memory
Với những máy bàn Non- ECC memory, hệ thống dễ bị rất nhiều lỗi, gây phiền phức cho người sử dụng
Được trang bị ECC nên Workstation sẽ không bị xảy ra các lỗi hệ thống, lỗi màn hình xanh,… nên không phải mất thời gian chờ đợi để thay thế linh kiện hỏng từ các bộ nhớ như máy bàn thông thường
  • Kích thước từ (Word size) liên quan đến số lượng các bit xử lý do CPU của máy tính trong một chu kỳ (như là 32 bit hoặc 64 bit): kích thước Bus dữ liệu, kích thước chỉ dẫn, kích thước địa chỉ.

 

  1. Xeon so với Core CPUs:

Ngoài, đồ hoạ tốt hơn, hiệu suất cao hơn Core CPUs, Xeon còn có ECC Memory nhưng Core CPUs thì không

 

Xeon (hay Xeon CPU): bộ vi xử lý đến từ hãng sản xuất Chip hàng đầu thế giới- Intel. Và những tính năng vượt trội của Xeon CPU hơn các thế hệ chip Core CPU như:

  • L3 cache– bộ nhớ cache này là lý do rõ nhất cho thấy Xeon tuyệt nhiên nhanh hơn so với các ứng dụng PC Desktop sử dụng chip Core i7. Bởi vì hầu hết các bộ vi xử lý Xeon có đến 15-30MB bộ nhớ cache L3 (tuỳ thuộc vào mô hình) là gần gấp đôi các chip Core i7.
  • RAM ECC- Error Checking and Correction (ECC) RAM: chỉ có bộ vi xử lý Xeon được hỗ trợ ECC Ram. Lợi hại của nó là giúp phát hiện, tự động sửa chữa những hư hỏng dữ liệu thường gặp nhất trước khi nó xảy ra; đồng thời loại bỏ các nguyên nhân gây ra những sự cố hệ thống và biên dịch dữ liệu, giúp hiệu suất tổng thể ổn định hơn.
  • Nhiều lõi hơn, tuỳ chọn đa CPU: Các bộ vi xử lý Xeon v3 mới đạt đến 12 lõi (24-sau khi siêu phân luồng) trong khi ngay cả Haswell-E i7-5960X chỉ có 8 lõi; Nếu ứng dụng của bạn yêu cầu nhiều lõi CPU thì Xeon là sự lựa chọn tuyệt đối cho bạn vì cấu hình đa CPU cũng chỉ có thể với Xeon.
  • Tuổi thọ bền lâu: Bộ vi xử lý Xeon có thể hoạt động không ngừng nghỉ, đáp ứng mọi điều kiện để xử lý các dữ liệu khổng lồ, chuyên sâu hơn.

 

  1. Card đồ hoạ:

Trang bị cho các máy trạm Workstation là card đồ hoạ:

  • Có tuổi thọ, vòng đời sử dụng lâu dài hơn
  • Mức độ ổn định và tin cậy cao hơn
  • Được kiểm nghiệm rất chặt chẽ bởi hãng ISV Software về công năng và hiệu suất trước khi đưa vào hoạt động.

 

  1. ISV (Independent Software Vendors)

Là các nhà phát triển phần mềm độc lập cho các lĩnh vực công nghiệp đồ hoạ, thiết kế, làm phim,… như Adobe, Autodesk, PTC,…

Một khi được chứng nhận ISV (Independent Vendors Certification) có nghĩa là các nhà cung cấp phần mềm độc lập (ISV) đảm bảo:

  • khả năng tương thích phần mềm và phần cứng
  • hoạt động ổn định, đáng tin cậy
  • mức hỗ trợ cao nhất có thể được cung cấp
  • hiệu năng hệ thống tối ưu cho trải nghiệm người dùng chất lượng

 

  1. RAID (Redundant Array of Inexpensive Disks):

Là hệ thống đĩa dự phòng- hình thức ghép nhiều ổ đĩa cứng vật lý thành một hệ thống ổ đĩa cứng nhằm tăng tốc độ đọc/ghi dữ liệu, nâng cao độ an toàn của dữ liệu chứa trên hệ thống đĩa.

Có 3 lý do chính để áp dụng RAID:

  • Dự phòng
  • Hiệu quả cao
  • Giá thành thấp

 

Dự phòng cho phép sao lưu dữ liệu bộ nhớ khi gặp sự cố nên rất quan trọng trong quá trình phát triển RAID cho môi trường máy chủ. Nếu một ổ cứng trong dãy gặp trục trặc thì nó có thể đổi sang ổ cứng khác mà không phải tắt cả hệ thống, hoặc sử dụng ổ cứng dự phòng. Còn phương pháp dự phòng sẽ phụ thuộc vào phiên bản RAID sử dụng.

Ở hệ thống máy tính bàn chỉ sử dụng 3 cấp độ RAID- RAID 0, RAID 1 và RAID 5. Nhiều trường hợp, chỉ hai trong ba cấp trên có hiệu lực, trong đó một trong hai kỹ thuật được sử dụng không thuộc cấp độ của RAID.

 

Kết luận:

5 lý do trên cho ta thấy rõ ưu thế vượt trội của các máy trạm Workstation so với máy tính bàn. Từ đó giúp mọi người định hình được nhu cầu của công việc mình cần để dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định sử dụng Workstation hay Desktop PC.

(Nếu làm việc văn phòng và sử dụng các ứng dụng không mang tính chất xử lý đa nhiệm, bạn có thể chọn Desktop PC. Nhưng phải xử lý các phần mềm mô phỏng, thiết kế máy móc, 3D MAX, dựng phim ở chất lượng và độ chính xác cao thì những chiếc máy trạm Workstation sẽ là lựa chọn hàng đầu cho bạn.)