FPT Services bật mí các bệnh lí thường gặp ở laptop

Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, việc sở hữu một chiếc laptop trở nên phổ biến hơn trong cuộc sống. Vì thế, bạn sẽ cảm thấy rất “khó chịu” khi một ngày chiếc laptop của bạn lại “trở chứng” và không hoạt động “mượt mà” như lúc mới mua. Tuy nhiên có những “bệnh lí” thực sự rất đơn giản và chỉ cần một vài thao tác là bạn có thể tự khắc phục mà không cần phải đem đến trung tâm sửa chữa. Cùng lắng nghe các tư vấn từ chuyên gia của FPT Services (Huỳnh Vĩ Nam- Trưởng phòng kĩ thuật FSC) để “bắt mạch” bệnh lí thường gặp ở laptop mà đa số người dùng không biết đến.

Một số “bệnh lí” thông thường của laptop thực sự rất đơn giản và chỉ cần một vài thao tác là bạn có thể tự khắc phục mà không cần phải đem đến trung tâm sửa chữa.
1. Laptop bị treo, bị đứng hay bị giật

Nguyên nhân thứ nhất là do laptop quá nóng bởi quạt tản nhiệt yếu.  Laptop dùng lâu ngày do tác động từ môi trường xung quanh sẽ khiến các linh kiện bên trong giảm khả năng thoát nhiệt bởi bụi bẩn bám vào. Vì thế, để giúp laptop tăng thêm tuổi thọ và hoạt động bền bĩ, bạn nên đem máy đến các cửa hàng sửa chữa khoảng 1 năm 1 lần  để các kĩ thuật viên có thể giúp làm sạch các bụi bẩn bám bên trong máy tính.

Laptop bị treo bị đứng hay bị giật có nhiều lí do chủ quan đến quá trình sử dụng của người dùng

Nguyên nhân thứ hai khiến laptop đang hoạt động bỗng bị treo là do bộ nhớ RAM đã đầy. Điều này chứng minh rằng laptop đang xử lí quá nhiều tác vụ và các chương trình cùng một lúc gây ra dung lượng RAM bị “quá tải”. Cách đơn giản nhất bạn có thể thực hiện ngay đó là tắt bớt các chương trình không cần thiết để giúp máy có thể hoạt động bình thường trở lại.

Nhân tố cuối cùng bạn có thể nghĩ đến chính là Virus. Máy bị treo, bị đứng hay bị giật đột ngột ngay cả khi bạn chắc chắn rằng quạt tản nhiệt vẫn còn tốt và bộ nhớ Ram vẫn chưa quá tải. Cách “sơ cứu” nhanh nhất bạn nên làm là khởi động ngay chương trình diệt virus và quét toàn bộ hệ thống. Trong trường hợp laptop của bạn không có sẵn chương trình diệt virus hoặc virus “quá mạnh”, bạn phải khởi động lại Windows ở chế độ Safe Mode bằng cách nhấn nút F8 liên tục trước khi logo Windows xuất hiện.

2. Khả năng bắt sóng wifi của laptop

Một trong những tình huống được sữa chữa/bảo hành hay gặp nhất tại FSC là vấn đề về lỗi bắt wifi của laptop. Tuy nhiên, các trường hợp này khi đem máy đến trung tâm FSC lại sử dụng được bình thường. Vậy bí quyết nào để “bắt mạch” đúng rằng liệu vấn đề là ở laptop hay ở mạng wifi tại nhà?
Để kiểm tra được rằng lí do nào khiến laptop của bạn bắt wifi yếu hơn hẳn, bạn nên xem xét các khả năng sau:
–    Kiểm tra lại băng tần wifi và đảm bảo mức giới hạn phát sóng trên băng tần 20MHz hoặc 40MHz
–    Lựa chọn kênh phát sóng phù hợp để tránh bị nhiễu sóng. Tình huống nhiễu sóng này phổ biến tại các khu căn hộ hoặc khu dân cư đông đúc.
–    Kiểm tra vị trí đặt thiết bị phát sóng wifi tại nhà. Hãy đảm bảo rằng thiết bị phát sóng không bị cản trở bởi các “chướng ngại vật” khác, đặc biệt là nước và kim loại.
–    Kiểm tra khả năng bắt wifi của laptop tại các điểm khác như quán café công cộng, tại công ty hoặc các địa điểm khác có sử dụng wifi.
Sau tất cả, nếu máy bạn vẫn không bắt được wifi so với các laptop khác thì bạn có thể mang máy đến trung tâm dịch vụ sửa chữa của FSC để được kiểm tra các lỗi phần cứng bên trong.

3. Tuyệt chiêu tăng tuổi thọ pin cho laptop

Theo nhận xét của chuyên gia kĩ thuật FSC, lí do phần lớn người sử dụng laptop không kéo dài được tuổi thọ pin là do sạc quá số lần cho phép trong “tuổi đời” (battery life) của pin. Theo đó, mỗi dòng pin của laptop đều có số lần sạc trong mức cho phép đảm bảo cho pin hoạt động tốt nhất.

Người dùng có thể vừa sử dụng laptop vừa cắm sạc trực tiếp kể cả khi pin đầy

Vì thế, chuyên gia FSC khuyến khích người dùng nên sử dụng cắm sạc laptop bằng nguồn điện trực tiếp. Đối với các dòng laptop mới hiện nay đều được thiết kế bộ chuyển mạch, tự động lựa chọn nguồn cấp phù hợp nên người dùng có thể yên tâm cắm sạc kể cả khi pin đầy . Điều lưu ý đặc biệt là không sử dụng laptop khi pin dưới 20% và không nên lạm dụng việc cắm sạc từ nguồn điện liên tục. Khi laptop không sử dụng, vào ban đêm hoặc khi trời mưa bão lớn, bạn nên rút cắm sạc để tránh các tác hại ảnh hưởng đến ổ cứng bên trong của máy tính.
Ngoài ra, mọi vấn đề về các “bệnh lí” đặc biệt khác trong quá trình sử dụng, người dùng có thể liên hệ với hotline của FSC tại số 1900 5555 81 để được tư vấn hỗ trợ.