Cảnh báo nguy cơ mất thính giác từ tai nghe

Nếu âm thanh lớn, liên tục khuấy động tai của bạn trong thời gian dài sẽ chính là nguyên nhân gây mất thính giác về sau. Đó là lí do vì sao Tổ chức y tế thế giới WHO cảnh báo giới trẻ nên hạn chế thời gian sử dụng tai nghe trong khoảng 1 giờ để tránh bị điếc trong tương lai.

Âm nhạc là một trong những nguồn giải trí được coi là phổ biến nhất và là môt bộ phận không thể thiếu của con người hiện nay. Đặc biệt hơn, âm nhạc có tác động rất lớn đến quá trình giảm stress, xoa dịu tâm hồn và còn là liệu pháp giúp phòng và trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, sự phát triển của các thiết bị công nghệ ngày nay giúp cho con người có thể nghe nhạc mọi lúc mọi nơi chỉ với chiếc headphone nhỏ gọn. Chính vì thế, đeo tai nghe trở thành thói quen mỗi lúc tiếp xúc với máy tính hay điện thoại đến cả trong lúc ngủ thì headphone vẫn là thiết bị hỗ trợ số 1 của nhiều người. Dù sở hữu nhiều ưu điểm như tiện lợi, thời trang, chất lượng tốt, rẻ, nhỏ gọn, di động,… nhưng việc thường xuyên đeo tai nghe với âm lượng quá to sẽ gây ra nhiều tác hại tới sức khỏe, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thính giác của người sử dụng.

Nhỏ gọn, thời trang, rẻ tiền và những ưu điểm giúp tai nghe nhét tai trở nên phổ biến trong cuộc sống
Nguy cơ giảm thính lực từ tai nghe

Theo nghiên cứu từ WHO, những người trong độ tuổi từ 12 đến 35 là những người có nguy cơ cao nhất. Chỉ trong thập kỷ trước, số người mất khả năng nghe đã tăng lên vì sử dụng máy nghe nhạc và điện thoại để nghe nhạc. Đặc biệt, năm 1994, có 3,5% thanh niên Hoa Kỳ phải đối mặt với một số loại tổn thương thính giác. Tuy nhiên, con số này đã tăng lên 5% chỉ trong 12 năm.

Nghe nhạc với cường độ lớn và tần suất nghe liên tục trong thời gian dài là nguyên nhân chính gây mất thính giác về sau

Theo Mayo Clinic, tổ chức chuyên nghiên cứu về y học, chăm sóc y tế lớn nhất của Mỹ cũng cho biết, những âm thanh cường độ trên 90 decibel (dB) tác động liên tục trong một thời gian dài là những nguyên nhân gây ra tình trạng suy giảm thính lực, nhưng hầu hết các thiết bị chơi nhạc di động, tai nghe hiện nay đều được sản xuất với khả năng phát âm thanh lớn hơn 120dB – một giá trị khá gần với ngưỡng gây đau tai (130dB) và làm mất thính lực vĩnh viễn nếu phải nghe liên tục.

Lời khuyên sức khỏe từ chuyên gia FPT Services

1. Không nghe nhạc quá to

Hầu hết mọi người đều có thói quen đeo tai nghe với âm lượng khủng để tập trung và lấn át tiếng ồn bên ngoài. Về lâu dài, điều này sẽ ây tổn thương vĩnh viễn đến màng nhĩ .Theo NIOSH, Viện Quốc gia về an toàn lao động và sức khỏe, độ lớn của âm thanh phát ra từ tai nghe an toàn nhất cho thính giác chỉ nên dao động ở mức từ 80dB đến 85dB. Vì thế, để bảo vệ đôi tai của chính mình, hay luôn nhớ cài đặt mức âm lượng nguồn phát/tai nghe nhỏ hơn hoặc bằng 60%. Đa số các smartphone hiện nay đều tính năng tự động cân bằng mức âm lượng, hãy sử dụng nó như một cách bảo vệ thính giác vì không phải mọi track âm thanh đều có cùng một độ lớn âm thanh khi phát.

Không nghe nhạc quá to là qui tắc “bất di bất dịch” khi mang tai nghe
2. Giảm thời lượng nghe lại

Bởi sự bùng nổ của số lượng thanh niên bị mất thính lực, WHO khuyến nghị nên nghe nhạc ở các thiết bị điện tử chỉ một tiếng mỗi ngày, với duy trì âm lượng chỉ ở mức 60%. Đối với các bạn trẻ có thói quen nghe nhạc, học ngoại ngữ bằng tai phone nên nghe với cường độ âm thanh nhỏ hoặc vừa phải. Thời gian nghe không quá 1 tiếng và chia ra làm nhiều lần nghe trong ngày để thính giác được có thời gian”hồi sức” trở lại. Và quan trọng hơn, không nên ngủ quên với headphone, earphone vẫn còn đeo tai vì khi ngủ não bộ cần được nghỉ ngơi và thư giản. Cách tốt nhất, hãy cố gắng bỏ thói quen đeo headphone để nghe nhạc trước lúc ngủ.

 

3. Tai nghe chụp tai tốt hơn tai nghe nhét tai
Dù “to béo” hơn, nhưng tai nghe chụp tai tốt cho thính giác hơn tai nghe nhét tai

 

Mặc dù tai nghe nhét tai có ưu thế hơn về tính tiện dụng và nhỏ gọn, tuy nhiên tai nghe nhét tai cách âm không tốt và khiến bạn phải mở mức âm lượng lớn nhất có thể để lấn áp tạp âm bên ngoài. Điều đó có nghĩa bạn đang vi phạm qui tắc bảo vệ thính giác mà các chuyên gia đã khuyên chỉ được nghe nhạc với âm lượng ở mức nhỏ hơn hoặc bằng 60%. Vì thế, chuyển qua sử dụng tai nghe dạng trùm tai hoặc tai nghe in-ear có khả năng loại bỏ tạp âm từ môi trường tốt sẽ tốt hơn cho thính giác của bạn. Trong trường hợp ở nhà hoặc nơi yên tĩnh, bạn nên chuyển sang nghe nhạc, xem phim bằng loa ngoài. Đây là giải pháp không những giúp bạn trải nghiệm âm thanh tuyệt vời nhất mà còn rất thân thiện với thính giác của bạn.

4. Áp dụng quy luật 60/60

Chính vì âm lượng và thời lượng của âm thanh tác động mạnh mẽ tới tai, nên các nhà khoa học đã khuyến cáo người nghe sử dụng lệ luật 60/60: chỉ nên nghe nhạc 60 phút liên tục với mức âm lượng khoảng 60%, sau đó ngơi nghỉ khoảng một vài chục phút. Theo Tiến sĩ, Giám đốc dịch vụ y tế trong thính học Sharon A. Sandridge (trung tâm y tế học tập đa ngạch Cleveland Clinic) cho hay, để sử dụng một cách an toàn các loại tai nghe, người dùng cần đảm bảo cân bằng giữa mức âm lượng và thời gian nghe. Càng sử dụng headphones lâu (trên 90 phút), bạn càng phải tiết giảm âm lượng để tránh làm giảm thính lực về sau.

Âm nhạc là giai điệu tuyệt vời trong cuộc sống. Tuy nhiên nghe nhạc một cách khoa học là cách tốt nhất giúp bảo vệ sức khỏe của bạn.