Business Insider (BI) cho biết: Google là một công ty Internet cung cấp nhiều phần mềm, công cụ tiện ích được sử dụng phổ biến trên khắp thế giới. Cùng với sự tồn tại lâu dài và những giá trị mang lại, Google xứng đáng nhận được sự “tin tưởng” từ người dùng.
Đằng sau những giá trị mang lại, Google đang dần mất “niềm tin” của người dùng bởi nhiều vụ bê bối về bảo mật bị các bên thứ 3 phát hiện.
Những vụ “bê bối” về bảo mật của Google
- Năm 2010, chế độ xem phố của Google bị cho là đã thu thập nhiều dữ liệu của người dùng thông qua Wifi chưa được mã hóa.
- Năm 2011, Google phải chi hơn 500 triệu USD tiền phạt sau vụ điều tra hình sự của Bộ Tư pháp Mỹ cho rằng: Google đã bắt tay với nhiều hãng thuốc ở Canada nhằm quảng cáo sản phẩm tại thị trường Mỹ một cách bất hợp pháp.
- Vào năm 2012, Google đã phá vỡ chính sách bảo mật bằng việc theo dõi người dùng thông qua cookie và quảng cáo trên trình duyệt Safari của Apple. Qua đó, Google tiếp tục chịu phạt 22.5 triệu USD cho sai phạm trên.
Mới đây, Google đã xác nhận sai phạm khi theo dõi vị trí người dùng thông qua chế độ Location History (lịch sử vị trí) được phát hiện bởi Associated Press.
Tuy vậy, công ty này vẫn chưa có lời giải thích nào, ngay cả một lời xin lỗi cho người dùng sau sai phạm được phát hiện gần đây nhất cũng không.
Google không phải là “ông lớn” duy nhất vi phạm về bảo mật.
Gần đây, nổi bật nhất là vụ bê bối về bảo mật của Cambridge Analytica đã thu thập dữ liệu của hơn 87 triệu người dùng Facebook vừa bị tiết lộ.
Mục đích nhằm tạo lợi thế cho ứng cử viên của Đảng Cộng hòa là ông Donal Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.
Một tháng sau, Mark Zuckerburg (giám đốc điều hành Facebook) được điều trần trước Quốc hội Mỹ nhằm làm rõ vụ “bê bối” chấn động liên quan đến Cambridge Analytica.
Sau đó, một trào lưu hashtag #DeleteFacebook được diễn ra rầm rộ nhằm tẩy chay Facebook. Tuy vậy, bộ máy nhân sự của Facebook chỉ có một chút xáo trộn nhưng còn lại chả có thay đổi và ảnh hưởng đáng kể nào từ sự kiện này.
Mặt khác, Facebook còn tăng doanh thu chóng mặt. Qua đó, báo cáo quý II đưa ra rằng công ty này đã thu được 13 tỷ USD – tăng 43% so với cùng kỳ năm ngoái và 11% từ người dùng hằng tháng.
Công ty càng lớn, càng nổi tiếng thì sai phạm càng nhiều?
Theo số liệu từ StatCounter, Google chiếm tới 90% thị phần công cụ tìm kiếm trên toàn cầu, tiếp đến là Bing của Microsoft với 3% thị phần.
20 năm qua, Google đã và đang thống trị các công cụ tìm kiếm và những công cụ tiện ích cung cấp (Email, Maps, Docs…) ngày càng được dùng rộng rãi hơn. Đồng thời, cũng là một trong những nhà phát triển phần mềm hàng đầu thế giới, chúng ngày càng được cải thiện và tồn tại trong nhiều thập kỷ qua.
Do đó, khó có thể tác động nhằm hạn chế đến sự phụ thuộc của Google trong cuộc sống, công việc của người dùng nhằm tạo cơ hội cạnh tranh cho các công cụ khác.
Tuy vậy, Google có lẽ khá hời hợt sau những sai phạm về bảo mật của người dùng cho dù vẫn đang từng ngày nâng cao chất lượng trải nghiệm. Và rõ ràng sau tất cả, Google đang nợ người dùng một lời xin lỗi nghiêm túc nhất. Các bạn thấy có đúng không?