Mấy ai biết được giá trị thật sự đằng sau những chiếc điện thoại, laptop đã không còn sử dụng lại đem đến nguồn lợi” khủng” như vậy. Trong bài viết này chúng ta khám phá được cách khai thác những giá trị tiềm tàng ấy.
Theo tiết lộ của chuyên gia Federico Magalini- một trong những chuyên gia nghiên cứu về rác thải công nghệ trên thế giới thì” lượng vàng quý hiếm tồn đọng trong khối lượng 1 tấn laptop, di động còn nhiều hơn trữ lượng có sẵn trong một mỏ vàng trung bình trên thế giới”. Như vậy, rác thải công nghệ thực sự là loại rác” đắt” nhất thế giới.
Tuy nhiên, thay vì đem đến các cơ sở tái chế để không lãng phí nguồn tài nguyên” mới và lạ”này, chúng ta lại vô tình quăng các thiết bị điện tử một góc xó xỉnh hay chỉ đơn giản là cất đi không bán và rồi để thất lạc mãi mãi.Vậy tại sao chúng ta không tận dụng các thiết bị không còn sử dụng ấy đúng cách nhỉ?
Vậy rác thải thải điện tử bao gồm những gì? Sau khi được đi tái chế ta sẽ thu lại được những gì?
Rác thải điện tử được định nghĩa là những thứ có sử dụng hay tạo ra năng lượng điện tức là có ổ cắm hay sử dụng pin, và vẫn còn hoạt động được nhưng lại vứt bỏ đi. Phần lớn các loại rác thải điện tử sẽ chứa các nguyên liệu như: sắt, đồng, nhôm, nhựa… Các loại kim loại hiếm, quý như đồng, bạc, vàng,palladium, iridium,… sẽ tồn tại ở trữ lượng nhỏ hơn.
Với mỗi tấn điện thoại di động hiện nay, ta có thể trích xuất được 350g vàng- cao hơn gấp 80 lần so với cùng một lượng trong đất tại mỏ vàng. Điều này giúp chúng ta nhận ra được một tiềm năng rất lớn từ việc tái chế lại các loại rác thải điện tử.
Điểm đến cuối cùng của những chiếc điện thoại cũ được đem tái chế là ở đâu?
Tại Châu Âu, các nhà sản xuất thu mua lại và tái chế để lấy nguyên liệu từ những loại rác thái điện tử này. Bạn có thể mang điện thoại, laptop cũ tới giao lại cho cửa hàng khi mua một cái mới. Điều này giúp bạn có một khoản phí nhỏ từ việc trao đổi. Còn ở Mỹ, mỗi địa phương và khu vực lại có cách xử lý khác nhau. Ví dụ như ở California, mỗi khi mua laptop, bạn sẽ phải trả thêm một khoản phí trong hoá đơn,khoản phí này không phải để bảo hành hay đánh thuế mà là phụ thu dành cho quỹ đầu tư tái chế thiết bị, hoặc để trả lương cho những người làm công việc tái chế.
Đầu tiên, các thiết bị điện tử này sẽ được đưa đến bãi tập kết. Ở đó, chúng sẽ được phân loại, tháo rời thành các bộ phận nhỏ hơn để tái chế và thu hồi các kim loại quý hoặc nhựa. Với những công đoạn khá phức tạp như màn hình máy tính , chúng ta phải cẩn thận để tránh làm vỡ và rò rỉ thuỷ ngân. Các linh kiện khác như bảng mạch, bàn phím, laptop,… thì chỉ cần tháo dỡ phân thành các mảnh nhỏ là có thể tái chế được rồi.
Quy trình phân loại các kim loại như sắt, đồng, vàng, platium,… rất phức tạp và phải trải qua nhiều công đoạn hơn. Tất cả sẽ được đem đi nung chảy trong các lò nung để thu hồi lại các kim loại quý từ chính những rác thải này.
Kết luận:
Bạn nên sử dụng các thiết bị điện tử lâu nhất có thể trước khi thay đổi chúng, một khi đã không còn dùng nữa thì nên mang đi bán hoặc đổi cái mới thay vì giữ lại trong gia đình.
Có thể một chiếc điện thoại hay laptop của bạn không đáng kể nhưng bạn biết đấy” góp gió thành bão”, việc tái chế các thiết bị điện tử như laptop, di động đã góp phần khai thác” mỏ vàng thời đại công nghệ”, tránh gây lãng phí nguồn tài nguyên. Đây thực sự là một cách giải quyết hữu hiệu cho những thiết bị điện tử đã qua sử dụng.